
Hiện tượng rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn và thường xảy ra trong những tháng đầu tiên sau sinh. Tuy không gây nguy hiểm gì tới sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ, vì vậy cha mẹ hãy áp dụng ngay cách điều trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh cực an toàn và hiệu quả dưới đây.
Cách điều trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị rốn lồi do đâu? Nguyên nhân gây lồi rốn ở trẻ sơ sinh
Vặn mình, uốn mình, rướn khi khóc hoặc rặn mạnh khi đi vệ sinh… đây là những triệu chứng bình thường ở trẻ sơ sinh và sẽ mất dần trong quá trình lớn lên.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp sự lặp lại của những triệu chứng này sẽ khiến cho rốn của trẻ mỗi lần cao hơn. Nguyên nhân là do thành bụng xung quanh rốn của trẻ vẫn mỏng, trong khi thành bụng có đủ mạnh đẩy lên ruột tới chân rốn và làm cho chân rốn căng phồng lên.
– Liên tục như vậy sau một thời gian, chân rốn sẽ không trở lại hình dạng ban đầu và giữ nguyên như vậy cho tới khi trẻ lớn. Đây cũng chính là lí do có dấu tích rốn lồi có từ khi mới sinh ở một số người. Tuy hiện tượng rốn lồi ở trẻ sơ sinh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng sẽ làm cho phần bụng thiếu thẩm mỹ.
Dấu hiệu nào nhận biết trẻ bị rốn lồi?
Thoát vị rốn được phát hiện khi cuống rốn rụng trong tuần đầu sau sinh. Ở một số trường hợp trẻ khi lớn lên mới có thể nhìn thấy rõ được. Triệu chứng rốn lồi ở trẻ sơ sinh bao gồm:

- Quan sát thấy có mô phình ra ở dưới da khu vực rốn là biểu hiện rốn lồi ở trẻ rõ nhất.
- Khi trẻ ngồi hoặc đứng thẳng, cơ bụng hoạt động mạnh khi trẻ khóc hay ho sẽ nhìn rõ.
- Một phần mô bị lồi ra vào trong.
- Các mô này có thể làm thay đổi kích thước khác nhau ở mỗi trẻ, thông thường có độ dài dưới 2,5cm.
- Trẻ không có hiện tượng đau.
Cách khắc phục hiện tượng rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị rốn lồi có sao không, phải làm gì? Nếu thấy trẻ có triệu chứng đau bụng, nôn hoặc chướng bụng khi bị lồi rốn, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Trẻ có thể bị thoát vị nghẹt, đó là do một phần ruột bị kẹt ở thoát vị, nhưng hiện tượng này rất hiếm.
– Thường thì, vùng vòng rốn của trẻ sẽ được đóng lại khi được 12 tháng tuổi mà không cần áp dụng cách điều trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ bị rốn lồi cần tiến hành phẫu thuật:
- Trẻ được 5 tuổi nhưng vùng vòng ở khu vực rốn vẫn chưa được đóng lại.
- Mô lồi ra lớn hoặc khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Trẻ bị thoát vị nghẹt, nếu thấy bé có hiện tượng này cần tiến hành phẫu thuật ngay.
- Trẻ bị rốn lồi trong quá trình lớn lên và gây mất thẩm mỹ cần thực hiện cách điều trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh triệt để.
- Sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị rốn lồi xong có thể được xuất viện ngay trong ngày và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sau phẫu thuật rốn lồi tại nhà.
- Phẫu thuật cho trẻ sơ sinh bị lồi rốn khá hiếm gặp, thay vào đó bác sĩ sẽ tư vấn các thông tin về thoát vị rốn cho cha mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra kích thước thoát vị xem đã đóng lại chưa để có hướng xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị rốn lồi như thế nào?
Chăm sóc cho trẻ bị thoát vị rốn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh tình trạng trẻ bị rốn lồi nhiều hơn:
- Hạn chế để cho trẻ phải khóc nhiều.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng rốn cho trẻ.
- Bổ sung chất xơ cho bé để tránh phải rặn bụng mạnh, tuy nhiên cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều sẽ gây tiêu chảy.
- Không nên quấn bụng con quá chặt sẽ khiến con khó chịu và không giảm được rốn lồi.
Một số bài viết khác liên quan tới sức khỏe trẻ sơ sinh:
Trên đây, là những thông tin tư vấn về cách điều trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Tùy theo từng trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc trẻ phù hợp, có cần thiết phải phẫu thuật khi chữa rốn lồi hay không. Đa phần các trường hợp bị rốn lồi trẻ sẽ tự khỏi và hết rốn lồi trong quá trình lớn lên, do đó cha mẹ không nên quá lo lắng.