
Hăm tã là một trong những trường hợp rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, do làn da của trẻ có sức đề kháng kém nên chỉ cần thay đồi thời tiết là làn da có thể bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Dưới đây là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm và cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả mà bố mẹ cần biết, ngoài ra phải thường xuyên theo dõi và chăm sóc bé nhà mình cẩn thẩn hơn để bé luôn có làn da khỏe mạnh nhất.
Nguyên nhân và cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh tại nhà
Các nguyên nhân làm bé dễ bị hăm tã
- Nguyên nhân phổ biến bị hăm tã hay gặp là do nước tiểu của bé ứ đọng lại hoặc do các mẹ không thường xuyên thay tã cho bé khiến vị khuẩn xâm nhập vào da gây nên những dấu hiệu như tẩy đỏ, da bị hăm để lâu ngày có thể bị mọc mụn mủ ảnh hưởng không tốt đến da và sức khỏe của trẻ.
- Tã mặc cho bé có chất lượng kém, cứng và khô ráp chà xát trực tiếp lên vùng da nhạy cảm của bé cũng có thể khiến bé bị hăm tã.
- Các hóa chất trong bột giặt và nước xả vải cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé, gây kích thích cho da khiến da bị di ứng.
Các dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã rất đơn giản, chỉ cần thấy những biểu hiện dưới đây là chắc chắn bị nhà mình đã bị hăm, bố mẹ nên chú ý:
- Phần da tiếp xúc nhiều với tã bị nổi mẩn đỏ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc thường xuyên
- Vùng da bị hăm thường nóng và đỏ hơn những vùng da khác
- Nếu để lâu ngày thì vết hăm sẽ năng hơn, nghiêm trọng hơn là có thể mưng mủ và bị loét da
- Bé sợ đi vệ sinh vì rát, sợ mặc bỉm hoặc quần là những biểu hiện trẻ bị hăm tã.
Cách chữa hăm tã cho bé đơn giản, an toàn nhất
Theo kinh nghiệm dân gian thì có rất nhiều cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả mà không ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của trẻ. Các mẹ có thể lựa chọn một trong số những cách sau đây để cải thiện làn da của trẻ đơn giản, an toàn nhất.
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có tính sát trùng cao nên rất được các mẹ tin tưởng lựa chọn trị hăm tã cho bé, chỉ cần 3 hoặc 4 lá trầu rửa sạch sau đó đun sôi lên cùng với nước rồi để nguội. Lấy một chiếc khăn mỏng thấm nước đó nhẹ nhàng xoa lên các cùng da bị hăm của bé. Thực hiện cách khắc phục hăm tã cho bé từ thiên nhiên như vậy trong vòng một tuần, một ngày khoảng 3-4 lần cho đến khi chứng hăm của bé biến mất.

Sử dụng lá chè
Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng lá chè cũng là một trong những bài thuốc dân gian độc đáo, dễ làm. Các mẹ có thể dùng nước chè xanh đặc thấm trực tiếp vào vùng hăm của bé hoặc tắm cho bé bằng nước này sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Cứ làm như vậy trong 3 đến 5 ngày thấy triệu chứng thuyên giảm thì bắt đầu dừng lại.

Búp ổi non trị hăm tã
Sử dụng búp ổi non cũng là phương pháp chữa hăm tã hiệu quả. Giống như lá trầu không và lá chè các mẹ cũng rửa sạch và đun sôi búp ổi với nước lên rồi dùng khăn thấm nước vào vết hăm, để tự khô, ngày làm 2-3 lần.

Sử dụng lá khế
Thêm một cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh an toàn từ tự nhiên nữa là dùng lá khế. Lấy một nắm lá khế rửa sạch rồi cho giã nát cùng với nước sôi và một ít muối, sau đó chắt lấy hỗn hợp nước đó. Lấy một tấm khăn sạch thấm vào nước khế đã giã vắt thật sạch nước, không được để ướt sũng, thấm thật đều vào vùng hăm của bé, cứ làm liên tục như vậy ngày 3-4 lần khi nào khỏi thì thôi.

Biện pháp phòng tránh trẻ bị hăm tã
- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh vị khuẩn xâm hại
- Không được để bé mặc bỉm, tã quá lâu, khi thay phải rửa sạch vùng kín cho bé bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn mềm
- Thình thoảng để da trần cho bé được thoáng mát, dễ chịu, hạn chế lúc nào cùng quấn kín mít tã, bỉm cho bé cả ngày
- Các mẹ cũng có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên nên hỏi trước bác sĩ để được tư vấn bôi đúng cách.
Tham khảo thêm bài viết khác:
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, các mẹ đã biết được nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ là do đâu cũng như cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh như thế nào chưa? Hãy thường xuyên ghé thăm trang web để cập nhật được nhiều thông tin bổ ích nhé.