Home / Sức khỏe / Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon giấc cả đêm

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon giấc cả đêm

Trẻ bị vặn mình, quấy khóc phải làm gì? Một số mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng có thể là triệu chứng thiếu canxi, nôn trớ, mệt mỏi… vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Nếu như bé nhà bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng này thì hãy áp dụng ngay những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cực đơn giản mà hiệu quả dưới đây nhé.

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Vặn mình ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý thường gặp, khi đó trẻ sẽ gồng mình lên, vặn người kèm theo đỏ mặt khoảng vài phút. Thông thường, hiện tượng vặn mình này sẽ xuất hiện ở trẻ 2-3 tháng tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện sớm hơn so với ngày sau sinh khoảng 10-15 ngày.

Thường thì trẻ sơ sinh vặn mình là do cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nếu như thấy trẻ vẫn tăng cân đều và không có triệu chứng nào bất thường thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy áp dụng ngay 3 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh dưới đây nhé:

Massage, ôm ấp bé

Nếu như thấy trẻ hay giật mình và ngủ không được sâu giấc, cha mẹ hãy đưa bé vào trong phòng yên tĩnh. Sau đó nhẹ nhàng vuốt ve, ôm bé vào lòng và hát cho bé nghe, như vậy trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn đó.
– Nếu như trẻ bị ọc sữa, nôn trớ hãy thay đổi tư thế bú và tuyệt đối không được đặt bé nằm ngủ ngay sau khi bú. Bên cạnh đó, hãy chuyển hướng chú ý của trẻ sang thứ khác như chơi đồ chơi hay mở nhạc cho trẻ nghe. Đó là những mẹo chữa vặn mình ở trẻ đơn giản và mang tính chất tức thời.

Trẻ hay bị vặn mình phải làm sao để khắc phục? Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Ôm ấp bé nhẹ nhàng để tránh vặn mình

Điều chỉnh thói quen chăm sóc bé

Cách chữa vặn mình cho bé cha mẹ nên kiểm tra lại xem trẻ mặc quần áo có bị nóng quá không, vải có bị ngứa không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem chăn ga, gối đệm có sạch sẽ không, bề mặt có phẳng không vì sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và ngủ không ngon.
– Nếu trẻ đã biết ăn dặm thì bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng xem đã hợp lý chưa hoặc gặp phải vấn đề gì không. Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu nên rất dễ bị tiêu chảy, khó tiêu và đầy bụng.

Hướng dẫn cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh an toàn, tốt nhất
Trẻ bị vặn mình cha mẹ nên kiểm tra giường đệm của bé xem có sạch sẽ không

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên

Trẻ thường bị vặn mình rất có thể do thiếu vitamin D. Do đó mẹo chữa rướn ở trẻ sơ sinh mẹ hãy tắm nắng cho bé hàng ngày để bổ sung vitamin D cho bé, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cơ thể trẻ sẽ tự tạo ra vitamin D.Bên cạnh đó, có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng thuốc uống nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

Khi áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh như tẩy lông đẹn, xông hơi, chườm nóng hay lắp đá cần lưu ý vì hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Thời điểm tắm nắng cho trẻ tốt nhất là từ trước 9h sáng và sau 17h chiều, đối với mùa đông thì các mẹ nên tắm nắng cho trẻ từ 3-4h chiều nhé.

Chữa vặn mình cho trẻ như nào? Cho trẻ tắm nắng thường xuyên giúp khắc phục chứng vặn mình ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ tắm nắng hấp thụ vitamin D phòng tránh vặn mình

Mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Đối với trẻ trong giai đoạn bú mẹ, thì hàm lượng canxi chủ yếu được cung cấp trong sữa mẹ. Do đó, để phòng tránh vặn mình ở trẻ em các mẹ nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi như cá thu, cá ngừ, cá hồi và bổ sung thêm các thực phẩm canxi.

Xem thêm các bài viết khác:

Mong rằng với những thông tin tư vấn về mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả ở trên sẽ giúp các bậc cha mẹ sớm khắc phục được tình trạng này giúp bé yêu ngủ ngon giấc hơn. Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh tuy không phải là bệnh, nhưng nếu thấy trẻ có bất kì triệu chứng bất thường nào nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

-