Home / Sức khỏe / Mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh đơn giản, khỏi ngay lập tức

Mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh đơn giản, khỏi ngay lập tức

Chia sẻ một số mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh tốt nhất
Mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt tuy là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nếu như để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, thở dốc và rất dễ nôn trớ. Do đó, nếu thấy con bị nấc cha mẹ có thể áp dụng ngay những mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả nhé.

Mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt là tình trạng co thắt bất ngờ và không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn co thắt bị ngắt quãng liên tục và lặp lại. Hiện tượng nấc cụt do trẻ hít vào chưa kết thúc nhưng phần thanh môn bị đóng lại bất ngờ dẫn đến bị nấc.

Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh dứt điểm

Có nhiều mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể áp dụng khi thấy con mới bị nấc. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý không để trẻ quá đói rồi mới cho ăn hoặc cho trẻ bú quá no. Sau khi trẻ ăn hãy bế trẻ và giữ cho đầu cao khoảng 10-15 phút. Dưới đây là một số cách chữa nấc cụt cho bé:

Cách 1: Sử dụng hai ngón tay và nhét vào hai bên lỗ tai của trẻ khoảng 30 giây hoặc sử dụng ngón trỏ và ngón cái để bóp nhẹ hai bên cánh mũi của bé, đồng thời giữ cho miệng của trẻ khép lại khoảng vài giây, thực hiện khoảng 20 lần.

Trẻ bị nấc cụt phải làm gì? Mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Cách 2: Cách chữa nấc cụt ở trẻ bằng cách thay đổi tư thế bú cho con. Khi bú trẻ có thể nuốt nhiều không khí do mẹ cho con bú sai tư thế. Do đó, nếu thấy trẻ thường xuyên bị nấc sau khi bú hoặc ăn xong, các mẹ nên thay đổi tư thế để tránh tình trạng không khí vào dạ dày của bé.

Cách 3: Nhẹ nhàng vỗ lưng hoặc vỗ vai của trẻ để chữa nấc, khi nào thấy trẻ ợ hơi sẽ hết nấc ngay lập tức.

Cách 4: Mẹo dân gian chữa nấc cụt đó là cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ để dứt điểm cơn nấc.

Cách 5: Nếu như trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, hãy cho thêm chút đường lên lưỡi của bé. Vị ngọt của đường sẽ giúp ngăn chặn tình trạng co thắt hiệu quả và hết nấc.

Bên cạnh những mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh hiệu quả ở trên, bạn cũng nên thay núm vú ở bình sữa cho bé vì khi núm vú quá to sẽ khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí và gây nấc.

Điều trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh như nào? Mẹo dân gian chữa nấc cụt
Vỗ lưng chữa nấc cụt cho bé

Cách phòng tránh nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ bị nấc cụt, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này cha mẹ nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:

  • Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày: Vì dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn rất bé chỉ chứa đựng được một lượng sữa nhất định. Do đó, khi cho con ăn quá nhiều sẽ gây nấc cụt và nôn trớ. Vì vậy, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ của bé trong ngày và không nên ép con ăn thêm khi bé đã đủ no.
    Cách phòng tránh nấc cụt ở trẻ sơ sinh
    Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh bị nấc cụt
  • Hãy vỗ nhẹ nhàng lưng cho con khi bú: Khi trẻ đã bú được nửa cữ sữa, mẹ nên dừng lại và nhẹ nhàng vỗ vào lưng con để hơi thừa được thoát ra ngoài giúp chữa nấc cụt và không bị đầy bụng.
  • Có tư thế cho con bú đúng cách: Khi cho con bú mẹ chú ý đặt đầu bé cao hơn so với thân mình và miệng của trẻ phải ngậm được hết phần ti mẹ. Nếu cho trẻ bú bình phải cầm bình sữa theo hướng 45 độ để sữa chảy tràn đầy núm vú sẽ ngăn không khí đọng lại ở dưới đáy bình. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng khí đi qua miệng bình vào dạ dày của bé.

Dấu hiệu trẻ bị nấc cụt cần đi khám bác sĩ ngay

Nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, tuy nhiên nếu thấy trẻ bị nấc kéo dài trên 48 giờ hoặc có dấu hiệu khó chịu hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nói chuyện với bác sĩ bé thường xuyên bị nấc nhiều về đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của con.

Không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì. Nếu thấy bé không bị nôn trớ do nấc cụt hoặc thấy trẻ không bị khó chịu thì đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Hiện tượng nấc cụt sẽ giảm dần khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện và nấc sẽ giảm dần. Nếu thấy nấc cụt vẫn xuất hiện nhiều sau thời gian 1 tuổi, cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể.

Xem thêm một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh:

Mong rằng với những chia sẻ về mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh an toàn, dứt điểm ở trên sẽ giúp bé yêu nhà bạn sớm khắc phục được tình trạng này một cách hiệu quả nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất từ giadinh24.com để có thêm nhiều kiến thức bổ ích chăm sóc bé yêu nhé.

-