Home / Sức khỏe / Mách mẹ cách chữa chảy máu cam ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả

Mách mẹ cách chữa chảy máu cam ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả

Bị chảy máu cam là do đâu? Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em
Nguyên nhân và cách chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Khi thấy trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ cảm thấy lo lắng và không biết xử lý ra sao nhanh và dứt điểm. Vậy hãy cùng tham khảo ngay những cách chữa chảy máu cam ở trẻ em an toàn và hiệu quả dưới đây nhé.

Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em

Trẻ bị chảy máu cam do đâu?

Thống kê cho thấy có hơn 90% trường hợp trẻ em bị chảy máu cam nguyên nhân do tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Trong đó, thường gặp khi trẻ bị chảy máu cam là do tò mò, hiếu động khi chơi trò chơi và vô tình chọc vào mũi gây chảy máu cam.
– Một lí do nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em là do khối u ở mũi lành tính hoặc ác tính. Thông thường những khối u này đều là lành tính. Tuy nhiên, trong trường hợp này cần tiến hành kiểm tra để chẩn đoán cụ thể.

  • Độ ẩm trong phòng của trẻ khiến cho không khí trở nên khô làm cho màng nhầy của vách mũi mất đi khả năng đàn hồi và sự co giãn. Vì vậy, chỉ khi trẻ hắt hơi và chà xát mũi cũng gây chảy máu cam.
  • Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, khiến trẻ bị nóng trong người, điều này xảy ra thường xuyên là tác động đến mạch máu và cấu trúc trong mũi bị vỡ, ngứa ngáy. Hoặc trẻ vô tình làm vỡ mạch máu hoặc ngoáy mũi cũng gây chảy máu cam.
  • Trẻ mắc bệnh viêm mũi mạn tính do bệnh truyền nhiễm do các động mạch và tĩnh mạch gây bất thường tại mạch máu trong khoang mũi, là tác nhân gây chảy máu mũi ở trẻ em.
  • Ngoài ra, thiếu hụt hàm lượng vitamin C, viêm mạch máu, di truyền… cũng là nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em.

Cách xử lý chảy máu cam ở trẻ em  

Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em, phụ huynh cần lưu ý như sau:

  • B1: Xác định bên mũi trẻ bị chảy máu cam bằng cách lau sạch cửa mũi cả 2 bên, sau đó cho trẻ cúi người xuống dưới để chẩn đoán vị trí chảy máu.
  • B2: Tiến hành cầm máu cho trẻ bằng cách, lấy ngón tay trỏ đè vào cánh mũi và vách ngăn, giữ trong khoảng 5-10 phút cho máu ngừng chảy rồi để trẻ nằm nghỉ ngơi là được. Như vậy mới là cách xử lý chảy máu cam ở trẻ đúng cách.
    – Để máu ngưng chảy nhanh hơn, bạn có thể dùng đá lạnh chườm vào gốc mũi cũng rất hiệu nghiệm.

    Trẻ bị chảy máu cam cần phải làm gì? Hướng dẫn cách xử lý chảy máu cam ở trẻ nhỏ
    Cách xử lý chảy máu cam ở trẻ đúng cách

Lưu ý: Xử lý chảy máu cam, cha mẹ lưu ý không nên cho trẻ nuốt máu vào trong bụng, mà nên cho bé nằm nghiêng, bảo bé dùng lưỡi đẩy máu ra ngoài để theo dõi lượng máu bị chảy ra nhé. Bên cạnh đó, khi bé bị chảy máu cam, bạn nên động viên, an ủi trẻ để giúp bé bình tĩnh khi nhìn thấy máu.

Trẻ bị chảy máu cam như nào thì cần đi gặp bác sĩ?

Cách xử lý trẻ bị chảy máu cam cần đưa tới bệnh viện nếu gặp phải tình trạng sau:

  • Trẻ bị chảy máu nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn;
  • Máu tiếp tục chảy ngay cả khi đã áp dụng cách điều trị chảy máu cam ở trẻ em ở trên.
  • Chóng  mặt, hoa mắt;
  • Khó thở, tim đập nhanh;
  • Nôn trớ ra máu;
  • Trẻ bị sốt cao 2-3 ngày hoặc bị phát ban.

Phòng tránh chảy máu cam ở trẻ nhỏ như thế nào?

  • Nếu thấy trẻ bị viêm mũi kéo dài không khỏi cần điều trị sớm. Bên cạnh đó, nên khuyên trẻ không được ngoáy mũi vì sẽ gây chảy máu mũi đây được xem là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng vùng tai mũi họng của trẻ.
    Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng tránh tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ
    Cách phòng tránh chảy máu cam cho bé
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ, do đó khi thấy trẻ có dấu hiệu chảy máu mũi nhiều lần bất thường nên đi khám và chữa trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa về tai mũi họng để chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
  • Bên cạnh đó, nên cho trẻ dùng nước muối sinh lý (hay nước muối pha loãng) để rửa sạch mũi 2 lần/tuần. Tuy nhiên, không nên rửa mũi với nước muối nhiều vì sẽ làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy rất dễ bị tổn thương.

Một số bài viết hữu ích khác:

Trong trường hợp áp dụng những cách chữa chảy máu cam ở trẻ em ở trên mà không có hiệu quả, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh và có hướng chữa trị dứt điểm.

-