Bé nhà bạn bị khó tiêu, đi ngoài ít. Bé kém ăn, chậm lớn. Bạn lo lắng không biết phải làm gì khi trẻ bị táo bón lâu ngày? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Vì sao bé nhà bạn bị táo bón kéo dài?
Nhiều bà mẹ đơn thuần cho rằng táo bón là một hiện tượng bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, táo bón kéo dài có thể gây nên những biến chứng xấu cho sức khỏe của bé. Do đó, mẹ cần lưu ý những nguyên nhân khiến bé táo bón để có biện pháp điều trị đúng cách.
- Với trẻ sơ sinh, bé có thể bị táo bón do uống sữa công thức không phù hợp. Bé dùng sữa công thức mà không được bổ sung lượng sữa mẹ đầy đủ.
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ cũng khiến trẻ nhỏ bị táo bón
- Do lạm dụng một số loại thuốc: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, suy dinh dưỡng, còi xương,… Các loại thuốc kháng sinh, giảm đau có thể khiến bé bị táo bón
- Bé táo bón do căng thẳng, ít vận động
- Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng có thể gây táo bón ở trẻ.

Táo bón lâu ngày ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Táo bón là bệnh lý quen thuộc, có thể tự khỏi với một số trường hợp. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, nếu táo bón kéo dài lâu ngày có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Táo bón lâu ngày gây chảy máu, nứt rách hậu môn, có thể dẫn tới viêm hậu môn. Hậu môn ẩm ướt, viêm nhiễm là môi trường để vi khuẩn có hại tấn công, dễ dẫn tới viêm đại trực tràng.

Các trường hợp táo bón nặng, trẻ nhỏ có thể bị các biến chứng nguy hiểm như sa trực tràng, polyp trực tràng phải phẫu thuật để loại bỏ bệnh. Nguy hiểm hơn, táo bón kéo dài gây ung thư trực tràng, đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Điều trị táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ như thế nào?
Mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ em như sau:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thiếu chất xơ là nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở trẻ nhỏ. Do đó mẹ cần bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả như lê, mận, cam, táo, rau cải xanh, rau bina,…

Hạn chế cho bé ăn đồ ăn sẵn, đồ chiên rán, giàu chất béo gây khó tiêu. Bên cạnh đó cũng hạn chế dung nạp nhiều tinh bột, protein,… Thay vào đó mẹ có thể cho bé ăn ngũ cốc, yến mạch, gạo nguyên cám.
Đảm bảo lượng nước hằng ngày cho bé. Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón. Do đó, mẹ nên nhắc nhở bé uống nước hằng ngày, có thể thay nước bằng một số loại nước ép, nước canh, sữa chua,…
Điều chỉnh hành vi tâm lý, tập cho bé thói quen đi vệ sinh hằng ngày
Mẹ nên dạy bé tư thế ngồi vệ sinh đúng cách giúp giảm đau khi bị táo bón đi vệ sinh. Đối với những bé lười đi vệ sinh, mẹ khuyến khích và nhắc nhở bé, tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
Thói quen đơn giản này sẽ giảm nguy cơ cũng như điều trị táo bón an toàn ở trẻ nhỏ. Bé có thể bị căng thẳng, sợ hãi với triệu chứng táo bón khi đi vệ sinh. Lúc này, mẹ nên trấn an bé, điều tiết bằng hành vi tâm lý.
Sử dụng thuốc làm mềm phân, kích thích nhu động ruột
Đây là biện pháp chỉ nên sử dụng khi các phương pháp khác không phát huy tác dụng. Thuốc mềm phân có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột để đào thải phân ra ngoài.
Mẹ nên lưu ý khi sử dụng thuốc, tham khảo ý kiến về liều lượng, cách sử dụng, tránh gây tác dụng phụ với trẻ.
Các mẹ có thể tham khảo thông tin, kiến thức về bệnh lý táo bón cũng như các thông tin sức khỏe khác tại thaythuocnam.