
Cách điều trị áp xe vú sau sinh hiệu quả được nhiều sản phụ đặc quan tâm, đặc biệt là sau khi trường hợp một sản phụ ở Bình Phước phải cắt bỏ tứ chi do bị áp xe vú. Vậy làm thế nào để sớm khắc phục hiện tượng áp xe vú vừa an toàn lại không để lại biến chứng?
Cách điều trị áp xe vú sau sinh
Tìm hiểu áp xe vú sau sinh
Áp xe vú sau sinh là hiện tượng bên trong vú của sản phụ có nang giống túi chứa mủ và được bao quanh bởi những mô bị viêm. Bị viêm và áp xe vú là do vi khuẩn xâm nhập vào các mô vú, gây nhiễm khuẩn tuyến sữa và ống dẫn sữa.
Áp xe vú sau sinh có nguy hiểm không? Áp xe vú nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: Viêm xơ tuyến vú mạn tính, hoại tử vú hoặc tụt huyết áp, nhiễm khuẩn, cắt bỏ tứ chi…
Áp xe vú sau sinh phải làm sao?
Nếu không có cách điều trị áp xe vú sau sinh kịp thời sẽ gây hoại tử trong trường hợp nặng. Nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang mạch máu dẫn đi khắp tới thể và để lại biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong. Những biến chứng do áp xe vú như: Sốt, co giật, hôn mê, co giật, bất tỉnh và hôn mê. Cùng tham khảo ngay những mẹo chữa áp xe vú tại nhà:
Tiến hành chẩn đoán áp xe vú ban đầu từ tiền sử toàn thân của người bệnh bao gồm những triệu chứng và hoàn thành khám cơ thể ở ngực. Áp xe vú thường được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu cơ năng và thực thể.

Đầu tiên, chữa áp xe vú cần ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh. Để phòng ngừa áp xe vú, sản phụ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ như tắm rửa, rửa tay bằng xà phòng và nước. Quan trọng nhất khi cho con bú là giữ sạch sẽ núm vú trước và sau khi cho con bú, sớm phát hiện các triệu chứng của viêm và áp xe vú.
Các xét nghiệm áp xe vú bao gồm: Công thức máu, tiến hành xét nghiệm máu để đo số lượng các loại tế bào máu, bao gồm cả tế bào máu trắng. Các loại bạch cầu tăng về số lượng theo cách đặc trưng trong quá trình bị nhiễm áp xe vú. Bên cạnh đó, việc nuôi cấy và kiểm tra kháng sinh đồ cũng được thực hiện để có kết quả chuẩn xác nhất. Điều đó được thực hiện bằng cách lấy một lượng sữa mẹ bên trong vú bị ảnh hưởng trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này giúp xác định loại vi khuẩn gây áp xe vú và những loại kháng sinh có hiệu quả nhất để chữa trị.
Áp xe vú sau sinh thường do nhiễm trùng vi khuẩn và được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Cách điều trị áp xe vú sau sinh bao gồm nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và dùng khăn nhúng nước ấm massage vùng vú bị viêm.

Bên cạnh đó, sản phụ cho con bú có thể sẽ phải ngừng cho trẻ bú đối với bên vú bị nhiễm trùng và áp xe vú cho tới khi khỏi hẳn. Sản phụ cần hút sữa bên vú bị áp xe để tránh tình trạng sữa bị căng và cho con bú bên vú không bị viêm. Việc sử dụng thuốc chữa áp xe vú sau sinh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Một số trường hợp, điều trị áp xe vú có thể sẽ phải tiến hành trổ hoặc chích rạch vùng vú bị áp xe để làm sạch mủ bị ứ đọng bên trong.
Xem thêm bài viết khác:
- Kinh nghiệm làm đẹp sau sinh bằng nghệ
- Cách chữa tắc tia sữa sau sinh
- Cách điều trị rong kinh sau sinh
Sản phụ cần theo dõi nếu thấy có bất kì dấu hiệu áp xe vú nào cần nhanh chóng đi khám để có cách điều trị áp xe vú sau sinh hiệu quả, kịp thời. Đặc biệt cần lưu ý, nếu bị tắc sữa sau sinh sản phụ nên đi khám để được bác sĩ chữa trị sớm, tránh để lâu gây áp xe vú. Và khi bị áp xe vú cần tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.