
Vàng da là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé được sinh mổ hoặc bị sinh thiếu tháng, thiếu ngày. Vậy làm sao để trẻ hết bị vàng da? Đừng quá lo lắng, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu bệnh vàng da ở trẻ là gì cũng như nguyên nhân và cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà nhé.
Cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà
Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Là quá trình gia tăng chỉ số Bilirubin gián tiếp, thường gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên. Theo nghiên cứu, những bé sinh đủ ngày, đủ tháng sẽ có tới 25 – 30% nguy cơ bị vàng da và con số này tăng cao hơn đối với trẻ sinh non hoặc sinh mổ.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh, đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Thông thường trẻ bị vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong một vài ngày.
– Còn vàng da bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh. Hậu quả có thể gây ra tử vong hoặc bại não vô cũng nguy hiểm. Chính vì thế việc theo dõi và tìm hiểu những cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà là cũng rất cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị vàng da có rất nhiều tác nhân gây nên, vì thế không thể xác định chính xác trẻ sơ sinh bị vàng da là do đâu được? Tuy nhiên, theo nghiên cứu khi trẻ bị vàng da chủ yếu là do:
- Trẻ bị vàng da do sinh lý: Khi mới sinh, một số hồng cầu trong máu bị vỡ, làm phóng thích một lượng kha khá Bilirubin vào máu gây nên vàng da. Tuy nhiên hiện tượng này khá phổ biến và không có gì nguy hiểm, sau 2 – 4 ngày sẽ tự động khỏi.
- Bị vàng da do Virus: Khi thai vẫn còn trong bụng, thai nhi bị nhiễm Virus bệnh viêm gan của mẹ. Điều này chính là nguyên nhân gây vàng da ở trẻ.
- Trẻ bị teo đường mật cũng là tác nhân gây vàng da cho bé.
- Bé yêu bị nhiễm khuẩn rốn hoặc nhiễm khuẩn da gây nên bệnh.
- Do bất đồng yếu tố Rh.
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết vàng da ở trẻ
Để nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh không quá khó, các mẹ chỉ cần chú ý theo dõi màu da toàn thân của bé mỗi ngày là được, nếu thấy da vàng, mắt vàng thì nên cẩn thận. Bên cạnh đó các mẹ có thể tự chuẩn đoán vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách: Cho trẻ ra ngoài ánh nắng mặt trời, dùng tay ấn nhẹ vào vùng mặt, lưng, ngực, bụng, đùi, bàn chân, tay,… Sau đó quan sát, nếu thấy vùng da bị ấn có màu vàng đậm thì rất có thể là các biểu hiện của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da ở bé được chia là 2 mức độ chính
- Vàng da nhẹ: Da dẻ có màu vàng, nhưng vẫn bú mẹ tốt.
- Bị vàng da nặng: Da vàng sậm, kèm theo các triệu chứng chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, tiểu ít dần.
Cách điều trị vàng da cho bé
Tùy theo trẻ bị vàng da thuộc loại nào, từ đó bạn mới tìm ra được cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh an toàn và phù hợp.
- Cách chữa vàng da sinh lý cho trẻ sơ sinh: Rất đơn giản, mỗi ngày mẹ nên tắm nắng cho con khoảng 15 – 20 phút là được. Khi tắm nắng các mẹ cần lưu ý:
– Tắm nắng cho trẻ vào mùa hè: Buổi sáng tắm trong khoảng thời gian từ 6h – 9h sáng và sau 17h chiều.
– Mùa đông: Từ 9h – 10h sáng và từ 15h – 17h chiều.Cách trị vàng da cho trẻ bằng việc tắm nắng - Điều trị vàng da bệnh lý cho trẻ: Đối với vàng da bệnh lý thường thuộc loại nặng, vì vậy các bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp trị vàng da khác nhau để đem tới hiệu quả tối ưu.
– Chiếu đèn: Đây là phương pháp phổ biến, sử dụng ánh sáng để chuyển hóa Bilirubin thành các chất không độc và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu hoặc tiêu hóa.
– Thay máu: Nếu vàng da bệnh lý của trẻ có chuẩn bị tăng cao và dễ nhiễm độc thần kinh, thì các bác sĩ sẽ tiến hành thay máu cho trẻ, với mục đích nhằm loại bỏ một lượng Bilirunbin lớn ra ngoài một cách nhanh nhất có thể.
Lưu ý: Cho dù bé bị vàng da sinh lý hay bệnh lý thì các mẹ nên cho bé bú mẹ nhiều hơn. Bởi hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng đảo thải Bilirubin ra ngoài cơ thể.
Xem thêm một số bài viết khác:
Hi vọng với những thông tin này các mẹ sẽ hiểu được vàng da ở trẻ sơ sinh là gì cũng như những cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh như thế nào tốt nhất nhé. Nếu bạn thực hiện phương pháp tắm nắng cho trẻ khoảng 1 tuần mà không thấy biến chuyển gì, tốt nhất nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe cụ thể.