Khoảng 10% trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, sổ mũi bị biến chứng thành viêm phế quản, viêm xoang do cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc con đúng cách. Nếu như bạn đang đau đầu không biết phải làm sao khi bé yêu nhà mình có hiện tượng này, thì hãy áp dụng ngay những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất cực hiệu quả dưới đây nhé.
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất
Để giúp bé yêu sớm thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, dứt điểm sau đây:
Hút mũi
Đa phần trẻ dưới 2 tuổi đều chưa biết xì mũi và làm sạch được mũi. Do đó, cha mẹ cần giúp bé hút dịch mũi bằng dụng mềm theo hướng dẫn dưới đây:
- Đầu tiên, đặt trẻ vào trong lòng rồi nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi con.
- Sau đó nhẹ nhàng bóp ống hút mũi để tạo chân không, rồi đưa đầu bút vào một bên mũi của trẻ.
- Từ từ hút chất dịch trong mũi trẻ ra ngoài.
- Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất ở trên rất hiệu quả với những bé dưới 6 tháng tuổi.

Dùng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý giúp đặc trị tình trạng ngạt mũi, nước mũi khô, chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Cách làm như sau:
- Đặt trẻ nằm trên đùi sao cho đầu hơi ngả về phía sau.
- Sau đó, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ, lưu ý tránh chạm ống nhỏ vào mũi vì sẽ gây nhiễm khuẩn.
- Tiếp tục giữ trẻ ở tư thế đầu hơi ngả về phía sau khoảng 1 phút.
- Nhẹ nhàng nâng đầu trẻ dậy và dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch nước mũi cho bé.

Sử dụng máy tạo hơi ẩm
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi? Việc sử dụng máy tạo hơi ẩm giúp mũi được thông thoáng, giảm tình trạng khò khè rất tốt cho hệ hô hấp của bé. Tuy nhiên khi sử dụng máy tạo hơi ẩm cha mẹ cần lưu ý có thể gây nấm mốc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Do đó, nên làm sạch và khử trùng bình chứa nước sạch sẽ sau khi sử dụng.
Xông hơi giảm nghẹt mũi
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian này giúp giảm ho, thông mũi, trị tức ngực cho bé và trị viêm thanh quản rất tốt ở trẻ sơ sinh. Cách thực hiện như sau:
– Dùng phòng tắm để xông hơi cho bé, đóng kín cửa rồi xả nước vào bồn để nước nóng lan đều trong phòng. Lưu ý tránh để trẻ tiếp xúc với nước nóng sẽ rất dễ bị bỏng. Tiến hành xông hơi trị ngạt mũi cho trẻ khoảng 15 phút, sau đó vỗ ngực trẻ nhẹ nhàng để bé được hô hấp dễ hơn.
Bổ sung nước cho trẻ
Bên cạnh sữa mẹ, sữa tươi, sữa bột, súp cha mẹ nên bổ sung lượng nước cần thiết để bé tăng sức đề kháng và tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Nên cho trẻ uống lượng nước nhiều gấp đôi so với nhu cầu bình thường khi bé bị nghẹt mũi. Nếu như trẻ vẫn còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn, bú theo nhu cầu của bé. Làm như vậy cũng hỗ trợ cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả cao.
Nấu súp gà cho trẻ
Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này có tác dụng chữa cảm lạnh cho trẻ. Xay nhuyễn thịt gà và bổ sung thêm rau vào món súp cho trẻ ăn khi còn ấm. Nếu như trẻ không ăn được súp thì cha mẹ có thể cho bé ăn trà bạc hà hay trà hoa cúc để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi nhé.

Giúp bé cảm thấy thoải mái
Chăm sóc trẻ bị ngạt mũi cha mẹ cũng nên có những hành động yêu thương bé, có thể hát cho con nghe hay cho bé xem các những chương trình yêu thích điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh khỏi bệnh.
Cách phòng tránh nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
- Để phòng tránh ngạt mũi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần giữ ấm cho bé vào mùa đông, nên tránh cho trẻ chơi ở nơi có nhiều bụi bẩn.
- Nếu trẻ bị nghẹt mũi nhẹ có thể dùng nước nhỏ mũi theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
- Có thể kê thêm gối cho bé hay bế trẻ ở tư thế thẳng giúp bé giảm bớt tình trạng nghẹt mũi. Sử dụng dung dịch muối để vệ sinh mũi cho bé, làm loãng dịch mũi. Tắm cho trẻ trong phòng ấm hoặc dùng máy tạo độ ẩm.
- Nếu thấy bé bị ngạt mũi kéo dài hãy đưa trẻ đi khám để được chữa trị phù hợp.
Có thể các mẹ quan tâm:
- Cách chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh
- Cách trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh
- Cách chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh
Đó là những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất cha mẹ có thể tham khảo. Nếu thấy trẻ có triệu chứng đau họng, sổ mũi kéo dài, đau tai, nôn mửa, ho nhiều, sốt cao, khó thở và mệt mỏi hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.