Home / Sức khỏe / Bà bầu / Bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì không ảnh hưởng thai nhi?

Bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì không ảnh hưởng thai nhi?

Bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi tốt nhất?
Mẹ bầu bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì?

Bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì? Thiểu ối là sự mất cân bằng giữa lượng nước ối được sản sinh và tiêu thụ nước ối gây nguy hiểm tới tính mạng thai nhi. Chính vì vậy, khi thấy có dấu hiệu của thiểu ối cần có cách xử lý càng sớm càng tốt.    

Bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì?

Biến chứng nguy hiểm khi bà bầu bị thiểu ối

Thiểu ối khi mang thai có nguy hiểm không? Nếu không có cách xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng  nguy hiểm như:

  • Khiến cho túi ối trở nên chật chội, gây khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Thai nhi có nguy cơ lưu hoặc sảy thai.
  • Nếu thiểu ối trong cuối thai kì gây biến chứng như: Sinh non, bào thai kém phát triển, biến chứng khi chuyển dạ hoặc sẽ được chỉ định đẻ mổ. Khi chuyển dạ, thiểu ối gây chèn ép rốn gây tử vong thai nhi.
Bị thiếu ối khi mang thai có sao không? Các biến chứng nguy hiểm khi bà bầu bị thiếu ối
Bà bầu bị thiếu ối có sao không?

Cách khắc phục thiểu ối khi mang thai

Bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì để an toàn cho thai nhi? Bà bầu nên đi khám thai định kì để sớm phát hiện thiểu ối, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp theo từng mức độ thiểu ối.

Phương pháp điều trị thiểu ối hiệu quả, trước tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và xét nghiệm dịch âm đạo để loại trừ ối vỡ, rỉ ối. Sau đó, sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra và phát hiện xem thai nhi có bất thường gì không, đặc biệt là bệnh lý về hệ niệu của bào thai ở một số trường hợp bị tắc nghẽn đường niệu hoặc loạn sản thận.

Thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn về những biến chứng khi thiểu ối, thủ thuật truyền ối nếu nước ối quá ít gây khó khăn cho việc khảo sát hình thái thai nhi. Bên cạnh đó, sẽ lấy nước ối để xét nghiệm miễn dịch, di truyền giảm sự chèn ép dây rốn và vận động của thai nhi. Nếu thai nhi phát triển chậm trong tử cung cần siêu âm tim thai, monitor sản khoa, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa),…

Làm gì khi bị thiếu ối? Cách khắc phục thiểu ối khi mang thai
Bị thiếu ối khi mang thai phải làm gì?

Cách khắc phục thiểu ối khi mang thai ở mỗi giai đoạn sẽ có cách xử lý riêng:

  • Thiểu ối trong ba tháng đầu của thai kì: Tùy theo mức độ thiểu ối ở mức độ trung bình hoặc nặng thì khả năng thai nhi gặp nhiều vấn đề về bệnh lý cao. Trong đó có thể là nguyên nhân bà bầu bị thiếu ối do thai từ trong trứng phôi và bệnh lý mẹ mắc phải. Cần chẩn đoán nguyên nhân để tiến hành đình chỉ thai nghén khi nguyên nhân do phôi thai hay mẹ, sau đó điều trị nguyên nhân triệt để.
  • Thiểu ối trong ba tháng giữa: Cần chẩn đoán được nguyên nhân gây thiểu ối là gì, nhất là với trường hợp mắc bệnh lý về sản hệ niệu kèm theo dị tật bẩm sinh để chấm dứt thai kì khi đã xác định được nguy cơ dị tật nặng.
  • Thiểu ối trong ba tháng cuối: Bà bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý và uống đủ nước mỗi ngày (3 lít nước hoặc truyền dịch để tăng lượng máu tới tử cung). Đây cũng là việc nên làm khi bà bầu bị thiếu ối.
Làm gì để không bị thiếu ối khi mang thai? Cách phòng tránh thiểu ối khi mang thai hiệu quả
Bà bầu bị thiếu ối nên tăng cường uống nước

Cách phòng tránh thiểu ối khi mang thai  

Để phòng tránh thiểu ối khi mang thai, chị em cần điều trị triệt để những bệnh lý nội khoa rồi mới có ý định mang thai. Nên đi khám thai định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để sớm phát hiện thiểu ối và có cách điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tập thói quen uống nhiều nước (trung bình 2 lít nước/ngày) các loại nước khoáng, nước trái cây. Đây là cách khắc phục tình trạng thiểu ối hiệu quả, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kì kết hợp cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học.

Một số bài viết hay dành cho bà bầu:

Mẹ bầu bị thiếu ối khi mang thai nên làm gì tốt nhất cho thai? Thiểu ối gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi và gây ảnh hưởng tới tâm lý của bà bầu. Do đó, bà bầu nên đi khám thai định kì và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa để sớm phát hiện thiểu ối và có cách khắc phục kịp thời.

-